Trung Anh, nhiếp ảnh gia sống ở Hà Nội, có chuyến chinh phục Ladakh bằng xe máy một tuần giữa tháng 8. Anh nói với dân đam mê phượt xe máy, Ladakh là cung đường ai cũng ao ước được chạy một lần. Do đó, anh và nhóm bạn đam mê chạy xe máy ở Việt Nam đã cùng nhau lên đường chinh phục thử thách này.
Họ bay tới New Delhi, nối chuyến đến Leh - trung tâm kinh tế của Ladakh - trong ngày đầu tiên. Khi tới Leh, Trung Anh lập tức hiểu tại sao nơi này có tên "vùng đất Mặt Trăng" khi xung quanh toàn sỏi đá.
Trong hình là một góc của Leh nhìn từ một đỉnh núi gần thị trấn.
Trung Anh, nhiếp ảnh gia sống ở Hà Nội, có chuyến chinh phục Ladakh bằng xe máy một tuần giữa tháng 8. Anh nói với dân đam mê phượt xe máy, Ladakh là cung đường ai cũng ao ước được chạy một lần. Do đó, anh và nhóm bạn đam mê chạy xe máy ở Việt Nam đã cùng nhau lên đường chinh phục thử thách này.
Họ bay tới New Delhi, nối chuyến đến Leh - trung tâm kinh tế của Ladakh - trong ngày đầu tiên. Khi tới Leh, Trung Anh lập tức hiểu tại sao nơi này có tên "vùng đất Mặt Trăng" khi xung quanh toàn sỏi đá.
Trong hình là một góc của Leh nhìn từ một đỉnh núi gần thị trấn.
Từ đỉnh núi gần Leh có thể thấy bảo tháp Shanti Stupa, được xây năm 1991 để kỷ niệm 2.500 năm đạo Phật ra đời, đồng thời là nơi cất giữ xá lợi của Đức Phật.
Nhóm của Trung Anh quyết định ở Leh hai ngày để thích nghi với độ cao 3.500 m so với mực nước biển trước khi bắt đầu hành trình chạy xe khám phá Ladakh.
Từ đỉnh núi gần Leh có thể thấy bảo tháp Shanti Stupa, được xây năm 1991 để kỷ niệm 2.500 năm đạo Phật ra đời, đồng thời là nơi cất giữ xá lợi của Đức Phật.
Nhóm của Trung Anh quyết định ở Leh hai ngày để thích nghi với độ cao 3.500 m so với mực nước biển trước khi bắt đầu hành trình chạy xe khám phá Ladakh.
Trung Anh chạy chiếc xe thuê và đội mũ fullface (kín mặt) trong chuyến phượt đường dài.
Nhóm thuê xe Hymalayan 411, loại phổ biến với hầu hết khách phượt Ladakh với ưu điểm giảm xóc tốt. Tuy nhiên, độ cao của Leh khiến chiếc xe đôi khi không hoạt động tốt vì lượng oxy thấp.
Trung Anh chạy chiếc xe thuê và đội mũ fullface (kín mặt) trong chuyến phượt đường dài.
Nhóm thuê xe Hymalayan 411, loại phổ biến với hầu hết khách phượt Ladakh với ưu điểm giảm xóc tốt. Tuy nhiên, độ cao của Leh khiến chiếc xe đôi khi không hoạt động tốt vì lượng oxy thấp.
Tu viện Likir nhìn từ xa, nổi bật với tượng Phật Di Lặc cao 23 m. Tu viện đã tồn tại hơn 900 năm và là nơi lưu giữ nhiều bản thảo, tranh và hiện vật tôn giáo cổ, công ty lữ hành địa phương Ladakh Tour giới thiệu.
Tu viện Likir nhìn từ xa, nổi bật với tượng Phật Di Lặc cao 23 m. Tu viện đã tồn tại hơn 900 năm và là nơi lưu giữ nhiều bản thảo, tranh và hiện vật tôn giáo cổ, công ty lữ hành địa phương Ladakh Tour giới thiệu.
Nhóm của Trung Anh trên đường khám phá Ladakh vào ngày thứ ba.
Họ vượt đèo Khardung La cao 5.359 m - một trong những con đèo cao nhất thế giới cho xe cơ giới. Con đèo thu hút giới phượt thủ vì địa hình hiểm trở, cảnh quan tuyệt đẹp. Du khách thường chỉ ở đỉnh đèo khoảng 20 phút, nếu lâu hơn có thể gặp chứng đau đầu, chóng mặt do oxy loãng. Tại đây, nhóm cũng chứng kiến tuyết rơi hiếm gặp vào tháng 8.
"Chúng tôi dừng trên đèo chụp ảnh khoảng 15 phút đã thấy mệt, không ai dám vận động mạnh", anh nói.
Trung nói đường ở Ladakh có nhiều loại địa hình, từ sỏi đá đến suối chảy ngang đường do băng tan nhưng đa số khá đẹp. Mỗi ngày, nhóm chạy khoảng 300 km và không gặp bất kỳ trục trặc gì. Tuy nhiên, đường đèo ở Ladakh nhỏ, hầu như chỉ đủ hai ôtô tránh nhau và ít rào chắn.
Nhóm của Trung Anh trên đường khám phá Ladakh vào ngày thứ ba.
Họ vượt đèo Khardung La cao 5.359 m - một trong những con đèo cao nhất thế giới cho xe cơ giới. Con đèo thu hút giới phượt thủ vì địa hình hiểm trở, cảnh quan tuyệt đẹp. Du khách thường chỉ ở đỉnh đèo khoảng 20 phút, nếu lâu hơn có thể gặp chứng đau đầu, chóng mặt do oxy loãng. Tại đây, nhóm cũng chứng kiến tuyết rơi hiếm gặp vào tháng 8.
"Chúng tôi dừng trên đèo chụp ảnh khoảng 15 phút đã thấy mệt, không ai dám vận động mạnh", anh nói.
Trung nói đường ở Ladakh có nhiều loại địa hình, từ sỏi đá đến suối chảy ngang đường do băng tan nhưng đa số khá đẹp. Mỗi ngày, nhóm chạy khoảng 300 km và không gặp bất kỳ trục trặc gì. Tuy nhiên, đường đèo ở Ladakh nhỏ, hầu như chỉ đủ hai ôtô tránh nhau và ít rào chắn.
Đoàn khách gặp bão cát ở Ladakh
Đoàn khách gặp bão cát khi ngang qua thung lũng Nubra. Trung Anh được người địa phương cho biết đây là hiện tượng không dễ gặp thời gian này.
Với Trung Anh, bão cát không ghê gớm như tưởng tượng nhưng gió thổi rất mạnh, cát bụi bay đầy mặt dù đã dùng mũ bảo hiểm fullface. Khi lái xe trong bão cát, tầm nhìn cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên, cả nhóm đều thích thú như đang sống trong bộ phim viễn tưởng Dune (Hành tinh cát).
"Chỉ cần nói Julley với người địa phương, họ sẽ mỉm cười và đáp lại", Trung Anh nói về sự thân thiện của những người bản xứ. Ở Ladakh, "Julley" là câu chào phổ biến và cũng thể hiện sự thân thiện, mến khách của người địa phương.
Trong hình là một thiếu nữ ở làng Turuk nhóm gặp trong ngày thứ tư khám phá Ladakh. Đây là ngôi làng nhỏ, những khách du lịch đầu tiên mới tới đây từ năm 2010.
"Chỉ cần nói Julley với người địa phương, họ sẽ mỉm cười và đáp lại", Trung Anh nói về sự thân thiện của những người bản xứ. Ở Ladakh, "Julley" là câu chào phổ biến và cũng thể hiện sự thân thiện, mến khách của người địa phương.
Trong hình là một thiếu nữ ở làng Turuk nhóm gặp trong ngày thứ tư khám phá Ladakh. Đây là ngôi làng nhỏ, những khách du lịch đầu tiên mới tới đây từ năm 2010.
PangongTso - hồ nước mặn cao nhất thế giới (4.350 m) - là điểm ấn tượng bậc nhất trong hành trình của Trung Anh. Trong một ngày, hồ PangongTso đổi màu vài lần, từ xanh lam, xanh lá đến xám bạc, tùy theo ánh sáng và sự thay đổi của bầu trời.
PangongTso - hồ nước mặn cao nhất thế giới (4.350 m) - là điểm ấn tượng bậc nhất trong hành trình của Trung Anh. Trong một ngày, hồ PangongTso đổi màu vài lần, từ xanh lam, xanh lá đến xám bạc, tùy theo ánh sáng và sự thay đổi của bầu trời.
Dọc đường khám phá Ladakh, Trung Anh thường gặp cờ lungta. Ở Ladakh và các khu vực theo Phật giáo Tây Tạng, cờ lungta thường được treo ở những nơi cao để khi gió thổi qua sẽ mang phước lành đến mọi nơi.
Trong hình là một điểm treo cờ lungta Trung Anh nhìn thấy trên đường đến hồ Tso Moriri vào ngày thứ 6 ở Ladakh.
Dọc đường khám phá Ladakh, Trung Anh thường gặp cờ lungta. Ở Ladakh và các khu vực theo Phật giáo Tây Tạng, cờ lungta thường được treo ở những nơi cao để khi gió thổi qua sẽ mang phước lành đến mọi nơi.
Trong hình là một điểm treo cờ lungta Trung Anh nhìn thấy trên đường đến hồ Tso Moriri vào ngày thứ 6 ở Ladakh.
Tso Moriri - hồ nước nằm ở độ cao khoảng 4.000 m so với mực nước biển - được bao quanh bởi những ngọn núi cao và là nơi thu hút nhiều loài động vật hoang dã như cầy thảo nguyên, một số loài chim và thỉnh thoảng có cả sói Tây Tạng.
Theo website của quận Leh, Tso Moriri là điểm đến khắc nghiệt, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt cơ bản như điện, nhà vệ sinh. Do đó, du khách thường không tới đây.
"Bao khó khăn, mệt mỏi như tan biến khi nhìn thấy hồ nước thanh bình này", anh nói.
Tso Moriri - hồ nước nằm ở độ cao khoảng 4.000 m so với mực nước biển - được bao quanh bởi những ngọn núi cao và là nơi thu hút nhiều loài động vật hoang dã như cầy thảo nguyên, một số loài chim và thỉnh thoảng có cả sói Tây Tạng.
Theo website của quận Leh, Tso Moriri là điểm đến khắc nghiệt, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt cơ bản như điện, nhà vệ sinh. Do đó, du khách thường không tới đây.
"Bao khó khăn, mệt mỏi như tan biến khi nhìn thấy hồ nước thanh bình này", anh nói.
Những ngôi nhà bằng đá thường thấy dọc đường khám phá Ladakh.
Theo Kaarwan, trang web chuyên về kiến trúc Ấn Độ, nhà truyền thống ở Ladakh chủ yếu làm từ những nguyên liệu kiếm được tại địa phương như bùn, đá, gỗ, có tác dụng cách nhiệt.
Những ngôi nhà bằng đá thường thấy dọc đường khám phá Ladakh.
Theo Kaarwan, trang web chuyên về kiến trúc Ấn Độ, nhà truyền thống ở Ladakh chủ yếu làm từ những nguyên liệu kiếm được tại địa phương như bùn, đá, gỗ, có tác dụng cách nhiệt.
Một tu viện gần Leh, nơi Trung Anh đi qua trong ngày cuối ở Ladakh.
Theo Trung Anh, chuyến đi tới Ladakh hoàn toàn xứng đáng với những gì anh kỳ vọng. Khung cảnh hùng vĩ và sự đa dạng địa hình khiến nam du khách thích thú trong suốt quãng đường chạy xe. Sự thân thiện, đáng mến của người địa phương cũng khiến anh thêm yêu vùng đất này.
Tổng chi phí chuyến đi khoảng 43 triệu đồng, bao gồm vé máy bay, ăn uống, lưu trú, thuê xe, thuê thợ máy theo đoàn, hướng dẫn viên.
Một tu viện gần Leh, nơi Trung Anh đi qua trong ngày cuối ở Ladakh.
Theo Trung Anh, chuyến đi tới Ladakh hoàn toàn xứng đáng với những gì anh kỳ vọng. Khung cảnh hùng vĩ và sự đa dạng địa hình khiến nam du khách thích thú trong suốt quãng đường chạy xe. Sự thân thiện, đáng mến của người địa phương cũng khiến anh thêm yêu vùng đất này.
Tổng chi phí chuyến đi khoảng 43 triệu đồng, bao gồm vé máy bay, ăn uống, lưu trú, thuê xe, thuê thợ máy theo đoàn, hướng dẫn viên.
Hoài Anh
Ảnh: Trung Anh Nguyễn
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]