Ảnh hưởng từ bão Yagi, nước sông Bùi dâng cao, tràn đê làm ngập đồng ruộng huyện Chương Mỹ. Thống kê đến 21/9, trong hơn 14.000 hecta lúa của Hà Nội bị ngập thì Chương Mỹ chiếm nhiều nhất, tới 3.610 hecta. Đa số là lúa sắp đến kỳ thu hoạch, hạt đã chắc.
Ảnh hưởng từ bão Yagi, nước sông Bùi dâng cao, tràn đê làm ngập đồng ruộng huyện Chương Mỹ. Thống kê đến 21/9, trong hơn 14.000 hecta lúa của Hà Nội bị ngập thì Chương Mỹ chiếm nhiều nhất, tới 3.610 hecta. Đa số là lúa sắp đến kỳ thu hoạch, hạt đã chắc.
Cánh đồng xã Mỹ Lương chìm trong biển nước. Người dân cho biết suốt từ năm 1971 đến nay, đây là lần thứ hai lũ sông Bùi lên cao như vậy. Lúa gần chín chưa kịp thu hoạch coi như mất trắng.
Cánh đồng xã Mỹ Lương chìm trong biển nước. Người dân cho biết suốt từ năm 1971 đến nay, đây là lần thứ hai lũ sông Bùi lên cao như vậy. Lúa gần chín chưa kịp thu hoạch coi như mất trắng.
Lũ rút chậm, trung bình mỗi ngày 8-10 cm. Đến 21/9, nước đã rút khoảng một mét so với lúc đỉnh, một số đám lúa ngoi lên mặt nước.
Lũ rút chậm, trung bình mỗi ngày 8-10 cm. Đến 21/9, nước đã rút khoảng một mét so với lúc đỉnh, một số đám lúa ngoi lên mặt nước.
Tiếc công sức trồng cấy suốt 4 tháng, khi nước rút dần, người dân bắt đầu đi mò gặt lúa, được ít nào hay ít đó.
Tiếc công sức trồng cấy suốt 4 tháng, khi nước rút dần, người dân bắt đầu đi mò gặt lúa, được ít nào hay ít đó.
Bông lúa xen lẫn hạt xanh, hạt chín, trong đó có hạt già đã nảy mầm. Bình thường thời tiết thuận lợi, một sào lúa Bắc Bộ cho thu hoạch khoảng 2 tạ thóc tươi.
Bông lúa xen lẫn hạt xanh, hạt chín, trong đó có hạt già đã nảy mầm. Bình thường thời tiết thuận lợi, một sào lúa Bắc Bộ cho thu hoạch khoảng 2 tạ thóc tươi.
Chị Đặng Thị Thư (áo mưa xanh) cùng chị Đặng Thị Nự ở thôn Duy, xã Mỹ Lương đang kéo chỗ lúa hai chị vừa vớt được. "Nhà tôi có 6 sào lúa, ở chỗ ngập sâu nhất chả nhìn thấy ngọn cây đâu. Hai chị em lội ra sâu tới ngực cố cứu được ít nào thì cứu", chị Thư chia sẻ.
Chị Đặng Thị Thư (áo mưa xanh) cùng chị Đặng Thị Nự ở thôn Duy, xã Mỹ Lương đang kéo chỗ lúa hai chị vừa vớt được. "Nhà tôi có 6 sào lúa, ở chỗ ngập sâu nhất chả nhìn thấy ngọn cây đâu. Hai chị em lội ra sâu tới ngực cố cứu được ít nào thì cứu", chị Thư chia sẻ.
Vợ chồng anh Đặng Trần Tú và chị Phùng Thị Nạng đang chuyển chỗ lúa vừa vớt được lên bờ. "Nhà tôi có 8 sào, từ sáng tới giờ đi vớt chưa được một sào, coi như mất trắng rồi", anh Tú nói.
Vợ chồng anh Đặng Trần Tú và chị Phùng Thị Nạng đang chuyển chỗ lúa vừa vớt được lên bờ. "Nhà tôi có 8 sào, từ sáng tới giờ đi vớt chưa được một sào, coi như mất trắng rồi", anh Tú nói.
Đường làng thành nơi phơi lúa của người dân khi quá nhiều nhà có lúa bị ngập phải đi vớt về. Ngâm lũ hơn chục ngày, lại gặt non nên lúa chỉ có thể làm thức ăn cho vật nuôi.
Đường làng thành nơi phơi lúa của người dân khi quá nhiều nhà có lúa bị ngập phải đi vớt về. Ngâm lũ hơn chục ngày, lại gặt non nên lúa chỉ có thể làm thức ăn cho vật nuôi.
Mấy hôm nay trời lúc nắng lúc mưa, người dân xã Mỹ Lương tranh thủ lúc nắng phơi lúa.
Mấy hôm nay trời lúc nắng lúc mưa, người dân xã Mỹ Lương tranh thủ lúc nắng phơi lúa.
Bà Trần Thị Hạt, 70 tuổi, phơi chỗ thóc mới được tuốt. "Nhà tôi có 7 sào, nước ngập trắng hết 5 sào. Lúa ngâm nước hạt gạo sẽ không ngon, chắc năm nay gia đình phải đong gạo ăn", bà Hạt nói.
Bà Trần Thị Hạt, 70 tuổi, phơi chỗ thóc mới được tuốt. "Nhà tôi có 7 sào, nước ngập trắng hết 5 sào. Lúa ngâm nước hạt gạo sẽ không ngon, chắc năm nay gia đình phải đong gạo ăn", bà Hạt nói.
Giang Huy
VnExpress mở chiến dịch "Cùng đồng bào vượt lũ" nhằm hỗ trợ người dân vượt lên nghịch cảnh thiên tai, tái thiết cuộc sống. Mọi đóng góp của bạn xin ủng hộ tại đây.
var itvChangePosBox=setInterval(function(){var el_tlq=document.querySelector(".fck_detail .box-tinlienquanv2");if(el_tlq){var el_next=el_tlq.nextElementSibling;if(el_next&&el_next.classList&&el_next.classList.contains("box_brief_info")){el_tlq.insertAdjacentHTML("beforebegin",el_next.outerHTML);el_next.remove();}clearInterval(itvChangePosBox);}},50);setTimeout(function(){clearInterval(itvChangePosBox);},5000);